Chủ quán nhìn gã bằng bộ mặt lạnh như tiền để tỏ thái độ, nhưng Đào lờ đi. Giờ ăn tối đông khách, cả tiệm giờ chỉ còn một bàn trống, Đào ngồi sâu sát vách tường phía trong, dưới những ngọn đèn vàng úa có những con muỗi bay lượn xung quanh, lâu lâu rớt xuống sàn. Đào phì phèo điếu thuốc, đăm chiêu nhìn ra cửa nghĩ đến chuyến ra quân trọng đại đêm nay, Lão Sanh có đến mấy trăm lượng vàng cất trong cái rương gỗ trên lầu, người ta đồn nhau như vậy, đêm nay Đào và Nghiêm sẽ ra tay khuân hết. Ngoài cửa dăm ba người ăn mày ngồi tú tụm trước hiên chìa tay xin mỗi lần khách bước vào. Họ ngồi đó thì được, nhưng hễ xông vô tiệm thì chủ nhân đuổi ra ngay để khách ăn uống thoải mái. Cô hầu bàn mang hủ tiếu và cà phê ra đặt trước mặt Đào, Đào ngậm lệch điếu thuốc một bên mép, lấy thià khuấy mạnh ly cà phê rồi nhấp một ngụp nhỏ. Gã hài lòng thở phào khoan khoái rồi cầm muỗng đũa bắt đầu thưởng thức tô hủ tiếu. Đào ăn được chừng nữa tô, ngồm ngoàm nhai một cách sung sướng thì một bà ăn mày từ ngoài cửa lừ đừ tiến vào, đứng ngay trước mặt Đào nỉ non xin tiền: − Xin cậu Ba làm phước bố thí, tôi già nua tật nguyền còn có một tay. Người đàn bà gầy gò, khẳng khiu, áo quần dính bết bùn đất, chià cả hai bàn tay xương xẩu ra trước mặt Đào, bàn tay trái còn nguyên, bàn tay phải thì cụt, mất hẳn từ cổ tay mà vết thương hình như chưa lành. Đào bực bội nhìn lại quầy, toan bảo chủ tiệm lại đuổi vì tiệm này vốn nổi tiếng là không để ăn mày quấy rầy thực khách, nhưng chủ tiệm vừa vào bếp. Người đàn bà tiếp tục ỉ ôi nhắc lại: − Tôi già nua tật nguyền, còn có một tay ; cậu Ba làm phước bố thí. Đào ngẩng lên nhìn, rồi chỉ trong nháy mắt đã khựng lại, mồm há ra, mắt lạc thần, buông rơi đôi đũa xuống đất và gập người ói mửa luôn ra bàn. Bánh phở cùng với thịt heo thoăn thoắt tuôn ra, văng vải cả vào tô hủ tiếu lẫn ly cà phê sửa đá trước mặt bởi vì người ăn mày đang đứng trước mặt Đào chính là bà Năm Tước mà 49 ngày trước Đào đã cạy nắp quan tài chặt đứt bàn tay phải. Dưới ánh đèn nhợt nhạt từ góc trần chiếu xiên xuống, khuôn mặt bà xanh xao và lạnh lẽo đến rợn người, khuôn mặt ấy chẳng khác gì 49 ngày trước Đào đã nhìn thấy trong ánh chớp chói loangoài nghĩa địa khi Đào quật mồ chặt đứt bàn tay phải của bà. Đào tiếp tục ói mửa làm chủ quán cũng như mọi thức khách đều quay nhìn và nhăn mặt khó chịu, người đàn bà hành khất vừa quay lưng thừng thửng bước ra ngoài một cách chậm chạp. Chủ quán chạy lại hỏi thăm Đào vì tưởng Đào trúng gió, nhưng Đào vẫn tiếp tục ói mửa rồi đứng dậy lom khom lê bước ra đường thất thểu về, quên cả chiếc xe đạp dựng trước cửa tiệm. Chủ quán trong tiệm bước ra tận lề đường đứng trông theo, ngơ ngác không hiểu vì sao bửa nay Đào lại hiền lành như vậy, bình thường gã hay nạt nộ mấy cô chạy bàn ra oai mà cô nào cũng phải vuốt ve gã bởi biết gã là tên du đảng có máu liều lĩnh. Dù sau đi nữa thì chủ quán cũng tha, không ghi sổ tính tiền nợ của Đào bửa nay. Đào đi nhanh lại nhà Nghiêm, mặt tái xanh không còn hột máu, mồm nói lảm nhảm như bị ma nhập. Gã nhớ lại tối hôm qua khi gã và Nghiêm đặt bàn tay sét đánh lên bàn thờ đốt nhang cúng vái 49 ngày thì 3 cây nhang đã bất thần vụt lửa cháy lơn và khuôn mặt bà Năm đã hiện ra mờ mờ trong làn khói dày đặc. Đào hoang mang nghi ngại ngay từ phút ấy, nhưng Nghiêm lại bảo rằng đó là dấu hiệu bàn tay đã được nhập buà và Tổ đã nhận lời xin của Nghiêm, Đào tin đàn anh của mình nói thật. Nhưng hóa ra hôm nay mới biết là vong hồn bà Năm hiện ra trong làn khói xanh để cảnh cáo Đào. Với bất cứ giá nào, Đào phải ngăn cản Nghiêm chấm dứt trò chơi này, nếu Nghiêm không nghe thì Đào phải tự rút lui để tránh những hậu quả hải hùng chắc chắn sẽ xảy đến. Tới nhà Nghiêm, Đào sồng sộc từ ngoài cửa đi thẳng vào sân sau, không chào hỏi gì cả. Vợ chồng Nghiêm đang ăn cơm dưới bếp trố mắt nhìn Đào bất ngờ xuất hiện, Đào mếu máo bảo đàn anh: − Anh Hai ơi anh Hai, em mới vừa gặp..bả Nghiêm ngơ ngác hỏi lại: − Gì? Bà nào? Mày gặp ai? Đào nhướng cặp mắt lờ đờ nhìn ra sau nhà rồi lại nhìn lên nhà trên lo âu nhấn mạnh: − Trời, bà Năm chứ bà nào. Bả hiện về rồi anh ơi. Huệ đặt bát cơm, ngạc nhiên nhìn Đào rồi chen vào: − Bà Năm nào? Đi đâu mà hiện về? Rồi sực nhớ ra, Huệ nói luôn: − Ờ ợ...cái bà Năm Tước hả, phải không chú? Bà Năm Tước mới bị sét đánh phải không? Tự nhiên bả hiện về với chú hả? Trời đất, chú mắc mớ gì mà bả hiện về với chú chứ? Nghiêm nhìn Đào gắt nhẹ: − Thôi đi, nói bậy nói bạ không à Đào run run kéo cánh tay Nghiêm và trì triết nói: − Anh Hai ơi anh Hai, em thấy anh nên đem đi chôn đi anh Hai ơi, mang ra nghĩa địa chôn lại đi anh Hai, trả lại cho bả đi anh. Nó không xài được đâu anh. Em sợ lắm rổi anh Hai ơi. Trước cặp mắt ngơ ngác của Huệ, Nghiêm vội đứng dậy lôi Đào lên nhà và mắng: − Cái gì, cái gì vậy, bộ mày xỉn rồi hả? Nói gì đâu không à, có bà xã của tao, mày làm ơn đừng có nói bậy nói bạ nghe chưa? Hai đứa ra hẳn ngoài sân trước, Nghiêm nổi nóng nhắc lại: − Tao thấy bửa nay mày khùng rối đó Đào. Trước mặt vợ tao nói gì kỳ cục vậy? Nó nghi bây giờ đó. Đào lắc đầu mếu máo nói: − Anh Hai ơi, bàn tay của bả.... anh để đâu rồi anh Hai?... Anh Hai....đem chôn lại đi anh Hai...anh Hai ơi em xin anh mà...cái vụ này em sợ quá à, không được đâu anh Hai! Nghiêm lại cắt ngang: − Cái gì vậy? Mày nói cái gì vậy? Tao không hiểu. Đào vừa thở vừa kể: − Anh biết hôn, em đang ngồi ăn hủ tiếu ở ngoài chợ, tiệm Thanh Xuân anh biết mà. Mới tức thì hồi nãy đó, bà ấy bước vô đứng ngay trước mặt của em xin tiền, em tưởng là con mẹ ăn xin, em định đuổi bả đi nhưng mà em nhìn kỷ lại là bả anh ơi! Trời đất ơi em sợ quá, bả đưa luôn cho em coi cánh tay cụt của bả nữa anh Hai, em thấy sợ quá ói tùm lum tùm la ra ngoài bàn rồi em chạy gấp về đây cho anh biết nè. Anh Hai nghe em nói nè, em với anh đem bàn tay chôn lại cho bả đi anh, trả lại cho bả mà, em năn nỉ anh đó. Nghiêm nói ngay: − Mộ của bả người ta xây rồi, làm sao đào xuống được nữa? Đào khổ sở nói tiếp: − Thì mình chôn gần đó cũng được mà, miễn mình có lòng trả lại cho người ta là được rồi, nếu không thì bả vật chết mình đó. Nghiêm vẫn giậm chân lắc đầu: − Chậc! Tao nghe mày nói không lọt tay chút nào hết à! Mày nói mày đang ăn hủ tiếu, bả hiện về? Tiệm đó lúc nào cũng đông người, ma nào hiện về chỗ đông người? Thôi dẹp đi mày! Đào tha thiết nhắc lại: − Em nói thiệt mà anh, nếu anh hổng tin hả, anh làm mình anh đi chư em không làm đâu, em không dám xía vô đâu. Dứt lời Đào bỏ đi quên cả chào từ giã, Nghiêm bực bội nhìn theo rồi quay vào với vợ. Nghiêm không nhục chí vì biết chắc thế nào Đào cũng quay lại vì Đào bây giờ còn đói hơn Nghiêm không còn đồng bạc dính túi. Có điều là Nghiêm không thể đi hành nghề một mình được bởi Nghiêm không có tài mở khóa, nhưng Nghiêm có bàn tay sét đánh làm buà hộ mạng, hễ vào được nhà nào là kể như xong. Đào từ giã đàn anh xong, bước thất thểu như người mất hồn, đi được một quảng sực nhớ là mình còn quên chiếc xe đạp ngoài tiệm hủ tiếu nhưng gã không dám trở lại vì sợ hồn ma bà Năm vẫn còn lảng vảng trước cửa nhập vô một người hành khất nào đó để chờ đợi. Gã về nhà, đi thẳng xuống bếp rồi quay lên. Cha mẹ hỏi cũng không trả lời, chỉ lảm nhảm nói một mình. Chuyện ăn trộm giờ này đối với Đào không còn vương vấn chút gì trong đầu nữa, thậm chí gã hoàn toàn bị ám ảnh bởi bà Năm với cái ngoại hình gầy gò và xanh mét như con ma đói từ thế giới bên kia hiện về đòi ăn. Đào ngồi thừ trên bực thềm ngoài hiên, nhìn ra khoảng không gian đen thẩm trước mặt, dãy nhà hàng xóm bên kia đường khuất sau những vườn cây dầy đặc lập loè ánh lửa như nhưng bóng ma trơi cố tình trêu ghẹo Đào trong một đêm tối trời. Gã cứ ngồi như thế rất lâu cho đến khi bà mẹ ra tận nơi kéo tay gã bảo vào ngồi, gã mới uể oải đứng dậy để nguyên quần áo lên giường nằm. Nhưng nằm nhắm mắt được một lúc, Đào bổng nghe trong tai vang lên những tiếng gõ thật rõ, cứ 4 tiếng 1 lần rồi lại ngừng, rồi lại vang lên, lần nào cũng 4 tiếng. Những tiếng gõ ấy lúc đầu còn nhỏ. Từ từ mỗi lúc một lớn hơn, mạnh hơn và gã giật mình choàng bật dậy vì gã chợt nhận ra đó là tiếng búa gã đã bổ 4 nhát xuống cổ tay bà Năm Tước ngoài nghĩa địa. Mồ hôi vãi ra như tắm, Đào ngồi lên, lò mò bước xuống tìm nước uống vì cổ họng đang khát khô, gã thấy không khí trong nhà ngột ngạt làm gã sắp nghẹt thở, cần phải ra ngoài. Bà mẹ cài then cửa trước, Đào không muốn mẹ biết mình còn thức nên gã ra ngồi ngoài sân sau dưới ngọn đèn 40qu, nhìn xuống con kinh thủy lợi mênh mông trước mặt. Gã thở hổn hển, lấy thuốc ra hút. Những chiếc ghe thưa thớt di chuyển về đêm của những gia đình chài lưới ngủ luôn trên sông nước hoặc thuyền bè chuyên chở hàng hóa lướt ngang qua nhà Đào với ánh đèn mờ ảo không soi rõ mặt người. Đào hút gần tàn điếu thuốc, toan quay vào nhà ngủ thì bổng thấy từ xa có chiếc thuyền nhỏ bổng lướt nhẹ tới rồi tấp vô bờ nhà Đào và giọng con gái cất lên gọi: − Anh Ba cho em hỏi thăm chút xíu được hôn? Đường ra chợ huyện đi hướng nào vậy anh Ba? Em chở hàng trái cây ra ngoài chợ huyện bán mà đi hoài hổng thấy tới à! Đào đang ngồi trên cái băng két bằng mấy thân cây trâm bầu bên khóm chuối, ngẩng lên ngạc nhiên đăm đăm nhìn, giọng nói lạ lắm, chắc không phải một người quen trong chòm xóm mà chỉ là một cô gái đi bán hàng bị lạc đường. Từ trong khoang thuyền, cô gái cầm cây đèn bảo khá lớn đi ra hẳn ngoài mũi thuyền đứng chờ Đào. Đào lấy làm lạ lắm, dân vùng bốn đi ghe mà lạc đường là một chuyện thật hiếm hoi. Gã đứng dậy tiến lại gần vì không muốn nói lớn, sợ trong nhà nghe thấy, miệng gã vẩn ngậm điếu thuốc và nheo mắt vì khói. Cô gái đứng trên thuyền có cái dáng thanh thanh thật đẹp, nên tuy chưa nhìn rõ mặt mà Đào đã thấy lòng rộn rã, khi Đào tới sát mũi ghe, cô gái nhắc lại: − Dạ em bị lạc đường từ trưa tới giờ đói quá à, trên ghe thì không có cái gì ăn hết trơn đó..ơ..anh Ba..anh Ba có mì gói hay là cái gì đó, cho em xin một gói được không anh Ba? Đào hăm hở đáp: − Có chứ, cô chờ một chút nha, tôi vô nhà lấy cho. À mà nè, cô ăn khoai mì không, má tôi mới nấu đó, nấu hồi chiều ngon lắm. Thôi cô lên đây cô ngồi chờ chút xíu nha, tôi vô tôi lấy cho. Cô gái gật đầu đưa tay ra để lấy thăng bằng bước lên bờ vì chiếc thuyền con tròng trành làm cô sợ té xuống nước. Đào vội đưa tay ra cho cô gái nắm lấy. Lạ thay, khi tay Đào vừa chạm vào tay cô gái thì một làn gió cực mạnh thổi từ làn nước lên sà vào người Đào làm gã run lên bần bật, đồng thời ngọn đèn trên tay cô gái bổng sáng rực hẳn lên như đèn măng song, soi rõ toàn thân và khuôn mặt cô, Đào ngước lên nhìn và kêu thét một tiếng lớn rồi lảo đảo buông tay cô gái, lao đầu té xuống nước bởi vì gã vừa nhận ra người con gái tước mặt gã mà gã nắm tay không phải là một thiếu nữ với tiếng nói trong trẻo mà chính là bà Năm Tước vừa đưa cái cánh tay cụt ra cho gã nắm. Đào ú ớ vùng vẫy dưới nước, chiếc thuyền con lui dần ra xa, lướt nhẹ trên mặt kinh và mất hút. Trong lúc đó ở nhà Nghiêm, Huệ vừa rửa chén, vừa tò mò cật vấn chồng, cô vốn không ưa Đào, nên dù Đào là bạn của chồng, cô vẫn gọi bằng thằng, cô hỏi: − Hồi chiều thằng Đào nó nói với anh là đem ra nghĩa địa chôn, là chôn cái gì vậy? Bộ anh với nó mới đi giết người phải không? Nghiêm cười lớn để vợ khỏi nghi, gã nói: − Hà hà, em nói gì vậy? giết ai? Làm gì có chuyện đó! Huệ đứng thẳng dậy lau tay vào chiếc áo cũ và nhắc lại: − Vậy chứ em nghe nó nói là anh Hai ơi mang ra nghĩa địa chôn đi, chông cái gì? Nói thiệt đi nghe, anh với nó vừa mới giết người phải không? Nghiêm vẫn cố giữ nụ cười rồi ấp úng bảo: − Cái thằng cà chớn thiệt, say nói tầm bậy tầm bạ không à. Còn em nữa, tự nhiên nghe nó nói làm cái gì? Anh giết người hả? Giết người sao giờ này còn ngồi ở đây? Công an tới bắt hồi nào giờ rồi. Huệ lại ngồi xuống rửa chén bát tiếp, từ hồi quen Nghiêm, Huệ vốn nể phục Nghiêm vì trí óc cô bị lôi cuốn bởi những chuyện huyền bí bên xứ chuà tháp, cảm phục đến nổi hai năm nay chung sống, Nghiêm chỉ nói nhiều mà chưa làm gì cả, không mang về được đồng bạc nào mà Huệ vẫn nhẩn nại phục vụ. Chuyện giết người thì Huệ chưa từng nghe Nghiêm nhắc tới, nhưng Nghiêm có kể cho nghe một lần bên Nam Vang, Nghiêm đã thư một người đàn bà khiến bụng bà ấy cứ lớn dần, lớn dần, không ăn uống gì được. 49 ngày sau thì chết, bác sĩ giải phẩu tử thi, mổ bụng lấy ra một đống mảnh chai trong đó, làm chấn động cả giới y khoa bên Cam Pu Chia vì không ai giải thích được. Từ khi nghe chuyện ấy, Huệ chẳng những phục Nghiêm mà trong cái phục ấy lâu lâu cô củng cảm thấy sợ gã nữa. có điều là huệ không ưa Đào bởi Đào có thành tích ăn cắp, cả huyện Châu Thành ai cũng biết. Huệ không muốn Nghiêm kết nạp Đào làm đệ tử vì sẽ làm mất uy tín của Nghiêm. Bởi vậy dù Huệ thấy Nghiêm nói có lý, nhưng cô vẫn chưa buông tha, cô bảo: − Em không có biết à, nhưng coi bộ nó lo dữ lắm, nhìn cái mặt là em biết liền à. Chắc chắn phải cóc huyện gì mà anh không có nói cho em nghe. Mà em nói anh nhiều lần rồi nghe, thằng Đào nó mới ra tù thôi đó, anh đi với nó làm chi vậy? Có ngày vô tù chung với nó, em nói thiệt đó. Nghiêm không biết trả lời vợ ra sao, gã không bực Huệ mà tức thằng đàn em nhát gan, tự nhiên phun ra câu chuyện bàn tay sét đánh trước mặt vợ gã. Gã thơ thẩn ra sân trước đứng hút thuốc một lát khá lâu vẫn không thấy Đào trở lại như gã đã đoán, gã lại vô nhà, len lén nhìn Huệ vừa rửa chén xong, đang úp hết vào rỗ. Gã ra sau nhà đi sang tìm Đào, từ nhà Nghiêm sang nhà Đào có thể đi lối sau, men theo bờ kinh chỉ vài trăm thước là tới. Đi vòng phía trước thì quảng đường dài gấp đôi, nhưng ít khi Nghiêm dùng lối sau bởi phải đi nhờ ngang sân nhiều nhà khác, có những gia đình tụ tập ngồi ăn cơm ở sân sau trên bờ kinh cho mát nên Nghiêm rất ngại đi qua nhà họ. Tối nay bất đắc dĩ Nghiêm mới phải đi lối sau, nhưng cũng may là trời đã khuya, không gặp ai ngoài sân. Tới nhà Đào, cửa sau đã đóng kín, Nghiêm huýt gió làm hiệu hai ba lần vẫn không thấy Đào ra như thông lệ. − Thằng chết nhát này đã ngủ mất rồi - Nghiêm lẩm bẩm chửi đổng rồi ra về. Nghĩ thầm trong bụng là sẽ kiếm một thằng đệ tử khác làm bạn đồng hành ăn trộm. thế giới đạo chích trong huyện Châu Thành không xa lạ gì với Nghiêm. Gã chỉ vẩy tay một cái, thiếu gì đứa đi theo, nhất là giờ này Nghiêm đã nắm trong tay một báu vật hiếm hoi trong đời là bàn tay sét đánh. Nghiêm về tới nhà thì Huệ vừa tắm xong, thay đồ bộ để chuẩn bị đi ngủ, thấy vợ đang buông mùng, Nghiêm lấy khăn ra sau nhà tắm, gã thở dài nghĩ đến thằng đàn em cà chớn làm gã đành phải hủy bỏ chuyến đi đêm nay, bởi gã cần người mở khóa đưa gã vào nhà người ta. Nghiêm ra bờ kinh, cởi quần áo ngoài rồi nhảy xuống nước tắm một cái cho đỡ bực bội. Nghiêm đang khoắn nước ngụp lặn thì ngẩng lên thấy Đào hấp tấp đi tới. Nghiêm mừng rỡ, tưởng Đào đổi ý, quyết định đêm nay ra quân hành nghề ăn trộm, nhưng Nghiêm chợt nhíu mày ngạc nhiên vì nhìn kỹ lại thì thấy Đào ướt đẩm từ đầu tới chân, Nghiêm vội leo lên vuốt mặt rồi hỏi: − Ủa? Mày té ở đâu mà ướt hết trơn, hết trọi vậy? sao không đi thay đồ đi? Đào không nói, mệt mỏi ngồi xuống khúc cây trên bờ kinh. Ngọn đèn tròn từ vách bếp chiếu ra, soi mờ khuôn mặt tái mét của Đào, Nghiêm tiến lại gần và nhắc lại: − Gì vậy? Sao chưa về thay đồ nữa? Ê, thôi khỏi! Lấy đồ của tao kià, thay đi. Đào mếu máo kể: − Anh Hai ơi, em không biết tính sao giờ nữa anh Hai, không được rồi anh Hai ơi! em lại mới gặp bả nữa, em sợ quá anh Hai! Nghiêm bực bội gắt: − Bà nào nữa? gặp ở đâu? Hồi nào? thấy mày sản rồi đó. Đào mệt mỏi đáp: Thôi anh Hai, thiệt mà anh Hai, bà Năm đó chớ bà nào! Em nói hoài mà anh Hai hổng chịu tin em. Bả về ngay sau nhà của em kià, bả đi ghe anh ơi, tấp vô nhà của em, em sợ quá, em té xuống kinh, tưởng chết luôn rồi đó, bởi vậy em mới chạy qua đây báo cho anh biết nè! Anh tính lại đi anh Hai, em thấy mình nên ra nghĩa địa, đem bàn tay ra chôn lại đi anh Hai. Nghiêm chửi thề một câu rồi chán nản nói: − Thôi được rồi, mày về đi! Mày không muốn làm ăn với tao nữa hả? Thôi ngày mai tao kiếm thằng khác. nè, nhưng mày nhớ nhe, mày nhớ là không được nói cho ai biết nha, mày mà nói ra hả, tao thư cho mày chết đó! Đà còn cố gắng năn nỉ Nghiêm bỏ cuộc, nhưng Nghiêm nạt lại và đuổi đi. Đào đứng dậy lủi thủi theo bờ kinh về nhà mình. Nghiêm đứng trông theo luôn miệng chửi thề, gã thay cái quần đùi ướt, mặc lại bộ quần áo cũ, đẩy cửa bước vô nhà. Về phần Đào, về tới nhà mới thấy lạnh. Bộ quần áo ướt dính sát vào người lại thêm sương đêm bắt đầu tỏa xuống làm Đào rùn mình hắt hơi mấy cái liền. Cánh cửa sau khép hờ, trong nhà tối om, Đào đưa tay đẩy nhè nhẹ đồng thời ngoái cổ nhìn ra con kinh, rợn người nhớ lại hình ảnh cô gái trên con đò biến thành bà Năm Tước nắm tay gã lúc nãy. Vào bếp, quơ tay lên vách bật đèn rồi lấy bộ quần áo khô còn máng trên dây phơi mặc vào. Cả nhà đã yên giấc, Đào rón rén lên nhà, nhẹ nhàng chui vào mùng. Nằm một lúc không ngủ được, Đào thấy bụng cồn cào mới sực nhớ ra từ chiều chưa ăn gì. Có nửa tô hủ tiếu vào bụng thì đã nôn mửa ra hết tại quán Thanh Xuân khi hồn ma bà Năm Tước xuất hiện. Đào ngồi dậy nhẹ nhàng chui ra và xuống bếp tìm cơm nguội hoặc mì gói. Nấu mì thì phải nhóm lửa, Đào ngần ngại quá. Nhìn thoáng trên bàn ăn thấy còn tô canh cải còn úp trong lồng bàn. Đào bưng soong cơm nguội còn đặt trên lò, mang lên bàn và kéo ghế ngồi. Nhà Đào đông người, nên ngày ngày nấu cơm bằng cái lò gang khá lớn. Đào mở nắp nồi, gã kêu rú lên và bật ra phía sau, nằm ngửa trên đống củi, cái nắp văng sang một bên, bởi vì nồi cơm tuy chỉ mới vơi đi một nữa nhưng trên lớp cơm gạo trắng đầu muà thơm ngát ấy, Đào thấy bàn tay sét đánh của bà Năm Tước nằm gọn bên trong. Đào lòm còm ngội dậy và lao lên nhà, chui vào mùng đắp mền kín mít từ đầu đến chân. Đời gã từng mấy phen vào tù ra khám, nhưng chưa bao giờ gã cảm thấy kinh sợ và hối hận như hôm nay. Hai ba lần sang thuyết phục Nghiêm đem bàn tay trả lại cho bà Năm nhưng Nghiêm nhất định không nghe và thậm chí không tin cả vào những lời Đào kể. Đào ngẩm nghỉ mãi và tự hỏi là tại sao gần 2 tháng nay hồn bà Năm không hiện về mà đợi mãi đến hôm nay khi hai đứa sắp ra tay hành nghề thì bà mới xuất hiện. Phải chăng là vì Nghiêm yểm buà không đúng cách như sư phụ đã chỉ dạy nên hồn bà Năm mới oán hận mà trở về dương gian? Trái tim Đào là trái tim sắt đá, không biết sợ ai thế mà hôm nay đã đành cầu khẩn hồn bà Năm tha tội cho gã. ở nhà Nghiêm, Huệ đã chui vào mùng nằm nghe cải lương, Nghiêm ngồi ngoài hút thuốc một lúc cho tóc khô hẳn rồi mới tắt đèn chui vô nằm bên Huệ, Huệ vói tay tắt radio rồi bảo: − Anh lại đi qua kiếm thằng Đào rổi phải không? Em nói rồi mà, anh cứ đi với nó hoài, có ngày chung vô tù ở chung với nó đó. Anh mà vô tù, em không có thèm thăm nuôi đâu nghe. Em về lại với ba má em đó. Nghiêm cười gường: − Sức mấy mà anh vô tù, em đừng có lo Huệ lớn giọng hơn: − Không có lo sao được, em không còn đồng bạc nữa, mấy bữa nay không có tiền đi chợ, nợ tùm lum tà la hết trơn à. Anh không bao giờ lo làm ăn hết trơn hết trọi. Nghiêm choàng cánh tay qua ôm lấy vai Huệ và trấn an: − Anh nói em nghe nè, mình sắp giàu rồi em ơi. Nội tuần tới, em thiếu bao nhiêu nợ, anh trả hết cho. Cùng với câu nói ấy, gã ôm ghì lấy Huệ và rúc đầu vào ngực vợ, nhưng Huệ phì cười rồi đẩy gã ra và nói: − Thằng cha này, nhột thấy mồ. Trong bóng tối mờ mờ, Nghiêm thấy khuôn mặt không son phấn của cô vợ trẻ và đẹp hẳn lên. Để vợ khỏi trở lại đề tài cũ cằn nhằn mình về tiền bạc. Nghiêm đẩy vợ nằm ngửa ra và leo lên nhưng Huệ lại đẩy gã nằm xuống bên cạnh và nghiêm trang nói: − Anh phải hứa nghen, tuần tới là phải có tiền cho em đó nghen. Nghiêm không trả lời, gã vòng tay ra phía sau mò mẫm dưới mặt giường vì gã thấy cồm cộm dưới lưng, rõ ràng vừa nằm đè phải cái gì giống như ổ bánh mì hay cái bánh tét vôi, nhưng chắc là cái bóp của Huệ, gã đoán thế và khua tay cầm lên đưa ra trước mặt coi. Nhưng chưa kịp đưa ra trước mặt, gã đã kêu thét lên vì gã vừa nhận ra đó là cái bàn tay sét đánh trơ xương, co quắp và đen đủi của bà Năm. Nghiêm lặng người giật thót, tim như thắt lại và kinh hãi, gã đã cất kỹ trong cái hộp sắt giấu dưới bếp, tại sao giờ này nó lại nằm đây? Như một phản xạ tự nhiên khi người ta cầm phải vật gì gớm ghiếc, Nghiêm quăng mạnh cái bàn tay sét đánh xuống đất, nhưng cái mùng trắng đã chèn căng dưới chiếu cản lại làm cái bàn tay sét đánh ấy rơi ngay vào chân Nghiêm, Nghiêm co rúm người, hai chân đạp lia lịa. Cũng cái bàn tay ấy lâu nay Nghiêm ngắm nghía vì nó sẽ là bạn đồng hành của gã, nhưng đêm nay gã thấy ghê sợ đến chừng muốn tắt thở bởi nó tự động từ dưới bếp mò lên đây nằm chung với Nghiêm. Dĩ nhiên là Huệ không hề biết là chồng mình đang giấu cái vật quái lạ ấy trong nhà, và càng lạ là mặc dù Nghiêm nãy giờ dãy dụa và la hét như vậy mà Huệ vẫn bình thản nằm im như không trông thấy, không nghe thấy gì cả. Nghiêm đạp tung cái mùng ra khỏi lớp chiếu tung dưới chân và hất mạnh bàn tay sét đánh xuống đất, bấy giờ Huệ mới ngạc nhiên hỏi: − Cái gì, cái gì vậy? cái gì mà anh đạp dữ vậy? Bửa nay sao anh kỳ quá vậy? Nghiêm co rúm người, ngồi thu mình ở đầu giường thở hổn hển và ấp úng bảo: − Mở đèn...mở đèn...mở đèn lên! Huệ không hiểu gì, từ từ vén mùng chui ra và vói tay bật nút đèn trên vách, căn phòng rực sáng, Nghiêm mở to mắt, len lén bước xuống và tiến lại phía đuôi giường - chổ gã vừa hất cái bàn tay sét đánh xuống. Gã nhìn khắp lượt, tìm tòi thật kỹ nhưng lạ quá không tìm thấy cái bàn tay đâu cả. Huệ ngồi ở mép giường, nhìn nét mặt tái xanh của chồng kinh ngạc hỏi: − Anh kiếm cái gì vậy? Bộ anh nằm mơ hả? Nghiêm không đáp, cứ trố mắt cắm đầu nhìn mọi góc cạnh của căn phòng nhỏ. Gã có ngủ đâu mà mơ? Gã thốt nhớ lại lời Đào nói và lần đầu tiên gã linh cảm thấy có điềm gì bất thường đã xảy đến với Đào. Hèn gì chiều nay mấy lần Đào giục gã đem bàn tay ra nghĩa địa chôn lại cho bà Năm. Huệ giục hai ba lần nữa Nghiêm mới trở vào, chui vào mùng và mệt mỏi nằm xuống, mồ hôi vả ra như tắm. Huệ nhắc lại câu hỏi: − Anh kiếm cái gì vậy? Sao không nói em kiếm dùm cho. Nghiêm không đáp, mắt mở trừng trừng nhìn lên nóc mùng, Huệ tắt đèn và chui vào với Nghiêm. Lần đầu tiên, từ ngày quen Nghiêm, đêm nay Huệ thấy chồng mình sợ hãi đến rụng rời, khác hẳn cái thái độ vênh vênh háo thắng thường ngày của Nghiêm. Huệ cầm cái quạt phe phẩy quạt mồ hôi cho Nghiêm, mặc dù đêm nay trời không nóng, gió từ con kinh sau nhà vẫn thổi vào từng cơn nhè nhẹ. Nghiêm quay nghiêng ngưới, nhắm mắt ôm ghì lấy vợ, bàn tay vẫn con run rẫy. Huệ buông cái quạt và cũng ôm chặt lấy Nghiêm vì đoán gã vừa nằm mơ thấy cái gì kinh hãi, cần chia sẽ cảm xúc với vợ, Huệ nói: − Ngủ đi anh, thôi ráng ngủ đi, em xoa lưng cho anh ngủ nghen Nghiêm nhắm mắt im lặng, bàn tay gã đặt trên vai Huệ hớn hở xoa dần xuống cánh tay nàng. Bổng gã hét lên và hoảng hốt tung màn chạy ra là vì khi gã đưa tay xuống chạm vào cổ tay Huệ thì gã nhận ra là cánh tay Huệ đã cụt hẳn, mất nguyên một bàn tay. Gã cuống quýt bật đèn rồi đứng thở. Căn phòng lại rực sáng, Huệ lồm cồm chui ra theo và nhíu mày hỏi: − Trời ơi bửa nay anh làm sao vậy? la hoài à, kỳ cục quá! Nghiêm mặt cắt không còn hột máu đăm đăm nhìn cả hai cánh tay vợ và ngơ ngác thấy vẫn còn nguyên vẹn. Rõ ràng trong bóng tối, gã vừa nắm phải cánh tay cụt của Huệ y như cánh tay bà Năm mà Đào đã dùng búa chặt đứt từ cổ tay, Đào bắt đầu thấy bực bội, kéo tay Nghiêm thở ra và nói: − Thôi vô ngủ đi, đừng tắt đèn nữa, để đèn sáng đêm luôn cũng được. Nghiêm thở hồng hộc, theo vợ lại giường và leo lên. Gã mệt mỏi nằm xuống và tự nhủ ngày mai phải đem bàn tay sét đánh cùng Đào ra chôn ngoài nghĩa địa. Như vậy là những câu thần chú và cách thức yểm buà của gã không hiệu nghiệm, gã yếu ớt bảo Huệ: − Em ơi, anh sợ quá em ơi! Huệ tội nghiệp quàng cánh tay ôm lấy gã, hai người nằm ngiêng, mặt dối mặt cho đỡ chói mắt vì ngọn đèn trên trần rọi xuống, Huệ nhắc lại: − Thôi ngủ đi, có em đây mà sợ gì, ngủ đi. Nghiêm thở mạnh, nhắm mắt lại, hôn lên trán vợ. Giờ này gã mới thấy cần có huệ bên cạnh. Đêm nay không có huệ, chắc chắn gã đã chết giấc vì hãi hùng. Bên ngoài gió bổng thổi mạnh lên vù vù, len qua khe cửa sau nhà, rồi trong chốc lát, tiếng mưa rơi nặng hạt chen lẫn những hồi sấm vang dậy và những hồi chớp sáng rực ngoài cửa sổ, Nghiêm khẻ rùn mình vì lạnh, gã hỏi Huệ: − Em ơi, có cần đóng cửa sổ lại không em? Anh sợ mưa tạt vô nhà đó. Huệ đáp: − Để cho mát mà, mưa kiểu này không có lâu đâu. Cùng với câu nói ấy, Huệ âu yếm xoa lên vai Nghiêm rồi nhẹ nhàng đẩy gã nằm ngửa ra và leo lên nằm trên người gã. Chỉ có cách này mới xoa dịu cho gã nổi lo sợ ám ảnh trong đầu. Huệ cuối xuống hôn Nghiêm, Nghiêm cảm động quàng hai tay ôm lấy cổ vợ. Bổng gã ú ớ đẩy Huệ ra, vì khi hai người đang say đắm hôn nhau thì bất ngờ mấy cái răng của Huệ rụng ra, rớt trong mồm Nghiêm. Nghiêm choàng mở mắt, kinh hãi phun mấy cái răng ra khỏi mồm. Huệ vẫn nằm trên người gã, chỉ ngóc đầu dậy. Dưới ánh đèn sáng rực, Nghiêm trố mắt nhìn rồi kêu thét lên, gã khiếp đảm và bất tỉnh nhân sự bởi người nằm trên bụng gã, vừa nồng nàn hôn gã không phải là Huệ mà là cái xác cứng đờ nám đen của bà Năm Tước. Hết
TOP RANK

Insane