XtGem Forum catalog
Mấy phút sau viên cảnh sát đã đến bên cạnh bà già khốn khổ. Nằm dài trên cáng, nhăn mặt đau đớn, bà giải thích: - Vẫn cái chân ấy ... Ông biết lần trước chứ, tôi nhớ ... rất lạ về cách bị ngã ... tôi đã nói với ông nhà tôi ... như có ai ngoặc chân tôi, hoặc ngăn cản tôi đặt chân xuống bậc thang ... cảm giác kỳ lạ, nhưng khi ngã lăn qua nhiều bậc thì quên hết mọi chuyện. - Lần này thì thế nào, bào Baoman, bà có thấy ai không? - Không, ông đội trưởng ạ, nhưng trước khi ngã tôi cảm thấy có cái gì đó đụng vào mắt cá ... - Lúc ấy bà ở đâu, trên gác, gác xép hay tầng trệt? Hỏi câu đó khi đang đứng ở sân trước, Ðon máy móc nhìn lên bao lơn và ngây ngườị Ông vừa thấy một bàn tay trắng, gầy, thong thả nâng tấm màn cửa sổ trên tầng và bỏ nhanh xuống. Bây giờ thì ông chắc chắn. Mẹ kiếp, có kẻ nào đó ở trong nhà này, sống ở đó, ẩn náu, mà bà Macta Baoman không biết. - Có gì vậy, ông đội trưởng, ông thấy gì à? - Không, không, nhưng nếu có người nào đó chúng ta sẽ tìm ra, bà đừng lo ... Chẳng làm bà già lo lắng thêm vô ích, nhất là bác sỹ bảo lần trật khớp này nặng hơn, bà ấy chắc chắn không bao giờ đi lại bình thường được. Ông ra hiệu cho xe cấp cứu đi và chạy ra cổng ra lệnh cho một nhân viên đi theo ông. - Trên kia có một tên. Anh cẩn thận, chắc hắn nguy hiểm đấỵ Hai người rút súng rạ Nhân viên đi với ông người to cao, một mét chín mươi, hàng ngày vẫn luyện tập ở câu lạc bộ thể thao của cơ quan. Không phải tình cờ mà Ðon chỉ định anh. Họ cùng leo nhanh lên cầu thang, lục tìm khắp căn phòng rồi đi vào một hành lang tối sát gác xép, có vẻ không dẫn đi đến đâụ Bỗng Ðon nhận thấy phía cuối cùng có một tấm ván che như một cánh cửa nhỏ, động đậy ... Một bàn chân trần xuất hiện, mò tìm thanh thứ nhất một chiếc thang dâỵ Ðon ra hiệu cho nhân viên, lặng lẽ ... Anh này lại gần, hơi chúi chân lấy đà rồi dơ hai tay nhảy tới chộp lấy bàn chân đang lơ lửng. Trong bóng tối, Ðon không trông rõ lắm nhưng hình như anh nhân viên đã nắm được, vì anh để treo người một lúc rồi rống lên đau đớn. Tên kia chắc đã đánh mạnh vào tay anh, anh phải thả ra và rơi nặng nề xuống đất. - Trời, anh sao vậỷ Ðon leo ngay lên thang dây, đến mấy nấc trên cao thì bắt kịp chân kẻ kiạ Ông kéo mạnh và tất cả nhào xuống kêu lên đau đớn. Ông, thang dây, kẻ kia mà ông vẫn nắm chặt chân. Trên sàn gác xép, một bóng người cựa quậy yếu ớt. Hai người cảnh sát cúi nhìn. Ðó là một con mạ Khuôn mặt như xác chết, râu ria xồm xoàm, tóc dài, đôi mắt điên dại, thân hình gầy gò, quần áo tả tơi để lộ chân tay khẳng khiụ Con ma không cựa quậy nữa, nhắm mắt bất tỉnh. Trong lúc chờ xe cấp cứu, Ðon quan sát chỗ ẩn của con mạ Một góc nhỏ sát mái, mạng nhện giăng đầy, chỉ có thể ngồi hoặc nằm. Có một chỗ như giường nằm, là chăn đệm cũ chất lại, cùng những hộp bìa dày, chai không. Diện tích toàn bộ dài không đến một mét rưỡi và rộng nửa chừng ấỵ Có tấm ván mỏng có lẽ để đấy đã lâu che kín hốc chuột đó lên đến mái nhà. Trước đây chắc có lỗ cửa nhưng đã bị bịt lạị Con ma ẩn náu trong ấỵ Ðã từ lâu nhưng không ai để ý đến tấm ván vì quá nhỏ, người ta không hình dung có người sau đó. Hơn nữa ván cùng màu với gác xép, đầy bụi và có vẻ được đóng chặt vào tường. Một nhân viên cảnh sát nhớ lại: - Thủ trưởng, lần đầu khi lục soát ngôi nhà, hôm xảy ra án mạng, tôi đã thấy chỗ nàỵ Tôi gõ vào tấm ván, thử kéo ra không được ... không ngờ ... Không ai ngờ, bà Baoman càng ít chú ý hơn. Hốc này đã bịt lại từ lâu rồị Con ma được bác sỹ khám; ông thấy không có trường hợp nào tương tự. - Anh ta trong tình trạng quá yếu, do thiếu ăn uống và chắc có vấn đề ở phổị Cú rơi xuống sàn làm anh ta hầu như hết sống. Nếu tỉnh lại tôi nghĩ còn lâu ông mới thẩm vấn được. Ðon cho chụp mấy tấm ảnh nơi ẩn náu của con ma và bản thân con ma, đưa lại cho bà Baoman xem. Bà Baoman suy nghĩ ... Khuôn mặt hốc hác, đầy râu, gần như chết rồi, không nói lên điều gì với bà ... hay là ... nhưng ... - Trời ơi, không thể ... giống như là Giăcxơn. ?đua Giăcxơn ... chúng tôi biết anh ta lúc mười tám tuổi ... - Ông bà có quan hệ với anh ta như thế nàỏ - Anh ta chơi đàn, chúng tôi thích anh đến chơị Anh ở xa đến đây vì tình trạng sức khoẻ, bệnh lai, cần không khí miền núi ... Một hôm chúng tôi không nghe nói về anh nữạ Anh biến mất, chúng tôi nghĩ đã về với mẹ. Mấy năm sau chúng tôi gặp anh, đã trở thành đại diện thương mại, bảo vẫn khoẻ. Anh lại biến mất trong hai năm ... và khi chúng tôi gặp lại, anh đã thay đổi ghê ghớm. Khoảng ba mươi lăm tuổi mà có vẻ như đã năm mươị Gầy còm, thất vọng, cô đơn ... bà mẹ chết rồị Như chúng tôi hiểu, bà ấy bị người chồng thứ hai lột sạch, chàng trai không còn một xụ Chúng tôi muốn giúp đỡ anh ta từ chốị Chúng tôi vẫn yêu mến anh ấy, việc từ chối đó làm chúng tôi ngạc nhiên. Rồi anh bỏ đi, chúng tôi không bao giờ gặp lại anh ta nữạ Tuy vậy, có đấy, họ vẫn gặp lại nhưng không biết thôị Mấy ngày sau báo chí đăng những lời khai của ?đua Giăcxơn với cảnh sát. Anh ta được mệnh danh "Người trên tầng cao". "Người trên tầng cao" ghét ông bà Baoman vì họ sống hạnh phúc. Chỉ có thế. Anh ta có định kiến về hạnh phúc không chịu nổi ấy, nghĩ mình là một con người bị đày đoạ, không yêu thương, bị mọi người bỏ rơị Một tình trạng điên cuồng thực sự. Nếu người ta nói nhỏ gần anh, anh cho là nói xấu anh, nhìn anh cười là người ta chế nhạo anh. Người ta quên chào anh vì anh đáng ghét; nếu bắt tay anh thì chỉ vì thương hạị Thể bệnh tâm thần này thật đáng sợ. Vì chủ thể nghĩ mình sáng suốt, có ý thức, chủ động. Hơi có một cử chỉ hoặc lời nói của người khác thì cho là công kích mình. ?đua Giăcxơn bị hấp dẫn bởi hạnh phúc của ông bà Baoman và ngôi nhà xanh đồng thời căm ghét hạnh phúc đó. Ðấy là một loại tự kỷ ám sự suy sụp. Nguồn gốc ám ảnh bị đầy đoạ từ chỗ đó. Lần cuối cùng đến thăm ông bà Baoman, anh ta nhận thấy nguồn dự trữ thực phẩm bao giờ cũng đầy đủ. Về hưu, đã có tuổi, Giulíut và Macta rất ít đi mua bán. Trong bếp, chiếc tủ lạnh luôn đầy cũng dễ lấy để dùng, cũng như chiếc bàn của ông Baoman bao giờ cũng có một ít tiền mặt. ?đua bèn quyết định lẩn tránh mọi người, đến sống ở nhà họ, bí mật, trong gác xép. Anh ta sống ở đó nhiều tuần, nhiều tháng trong góc nhỏ kín đáo dưới mái nhà mặc nắng hạ rét đông. Từng lúc anh ta đi ăn, lấy trộm thức ăn trong tủ lạnh, mượn một cuốn sách, ngọn đèn chạy pin. Cũng từng lúc, nhất là sau cái chết của Giulíut, anh nhìn qua cửa sổ trong ngôi nhà trống vắng ... với khuôn mặt ma, trong một giây rồi chẳng làm gì nữạ Một hôm căm ghét bệnh hoạn anh tuồn một chiếc gậy vào giữa chân bà Baoman và bậc thang gác. Khi bà đi bệnh viện, ở nhà một mình với Giulíut trong ngôi nhà hạnh phúc, anh ta bỗng nhận ra mình có thể phá tan hạnh phúc đó. Anh theo Giulíut, im lặng như chiếc bóng, từ phòng này đến phòng kia, tạm thời rời bỏ cảnh cô đơn. Nhưng như vậy, một hôm anh gặp nguy hiểm. Giulíut thấy anh, không nhận ra anh, rất sợ chạy đi lấy súng. ?đua đánh ông bằng que sắt thông lò. Ông chết ngaỵ Rồi anh tiếp tục sống như một con chuột trong ngôi nhà hạnh phúc, bà Baoman trở về, lòng căm ghét lại dấy lên, càng độc địa hơn. Người đàn bà này muốn tiếp tục sống, can đảm vượt lên sự goá bụa, vẫn luôn nghe nhạc, đọc sách, thêu đan, cười nói ... Thật không thể chịu được. Bà ta không có quyền chế nhạo anh. Bà vẫn đầy đoạ anh vì hạnh phúc tìm lại đó. Thế là anh lại chơi trò ngáng ở cầu thang. Nhưng lần này ... chiếc gậy dấu không kỹ lắm. Bà Baoman cảm thấy con ma làm hại mình ... Giới báo chí say sưa về "Người trên tầng cao" được toà án xem là tỉnh táo ... Có nghĩa là ý thức được hành động của mình khi thực hiện. Nhưng khái niệm tỉnh táo có thể đến bất chợt, lúc có lúc không. Dù sao thì anh ta cũng bị tù chung thân, trở thành người thủ thư của nhà tù và sống cuộc đời còn lại ở đấỵ Bao giờ cũng như một con chuột
TOP RANK